Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Không có những biến cố dữ dội như năm 2008 và 2009, kinh tế thế giới trong năm 2010 là một bức tranh nhiều màu sắc.
Cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, sức mạnh gia tăng của kinh tế Trung Quốc, nguy cơ chiến tranh tiền tệ, hay những thương vụ khổng lồ… là một vài nét chấm phá trong bức tranh này.
1. 10%
Là tỷ lệ thất nghiệp tại nước Mỹ vào đầu năm 2010, cao nhất kể từ năm 1982. Con số này là một bằng chứng rõ nét về tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái tới nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có giảm xuống, nhưng cũng chỉ về mức 9,5% vào giữa năm rồi tăng trở lại. Tháng 11 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên mức 9,8%.
Đà phục hồi của kinh tế Mỹ năm nay diễn ra yếu ớt, khiến nền kinh tế này không thể đóng vai trò đầu tàu phục hồi của kinh tế toàn cầu, bất chấp những kế hoạch nới lỏng cung tiền mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang (FED). GDP của Mỹ tăng 3,7% trong quý 1; 1,7% trong quý 2; 2,5% trong quý 3; và được dự báo tăng 2,6% trong quý 4. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là suy thoái kép đã không xảy ra với kinh tế Mỹ như nhận định hồi đầu năm của nhiều chuyên gia kinh tế.
2. 10,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ
Là số tiền mà hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings ước tính các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã cấp vốn tín dụng mới trong năm nay, trong khi mức trần mà Chính phủ nước này đặt ra cho lượng vốn tín dụng cấp mới trong cả năm chỉ là 7,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 1.126 tỷ USD.
Sở dĩ có tình trạng vượt trần này là do nhiều ngân hàng Trung Quốc cho vay “ngoài sổ sách” thông qua các công ty ủy thác. Trong năm 2009 - năm mà Bắc Kinh tăng gấp đôi trần tín dụng trong nỗ lực vượt suy giảm tăng trưởng - các ngân hàng nước này được cho là cấp 11 nghìn tỷ Nhân dân tệ vốn vay mới.
Những con số trên một phần lý giải tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong năm 2010 này, đưa quốc gia này vào vị trí đầu tàu cho đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Thậm chí, có thời điểm, Trung Quốc còn vượt Nhật để chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Kinh tế Trung Quốc tăng 11,9% trong quý 1, trước khi giảm về 9,6% trong quý 3, và được Fitch dự báo tăng 9,7% trong năm nay. Tuy nhiên, lạm phát tại Trung Quốc đang tăng tốc, đạt mức cao nhất trong 28 tháng là 5,1% vào tháng 11 vừa qua. Vì lý do này, Chính phủ Trung Quốc mới đây đã tuyên bố chuyển hướng chính sách tiền tệ sang thắt chặt trong năm tới.
3. 110 tỷ Euro và 85 tỷ Euro
Là giá trị hai gói cứu trợ mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tung cho Hy Lạp và Ireland, hai quốc gia thuộc khối Eurozone bị cuộc khủng hoảng nợ công nhấn chìm trong năm 2011. Đổi lại những gói giải cứu này là những biện pháp chi tiêu công khắc khổ mà người dân kịch liệt phản đối. Giữa lúc thế giới chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, và sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ, thì châu Âu có phần kém may mắn hơn khi bị khủng hoảng nợ công giáng cho những đòn chí mạng. Số phận của đồng Euro đã phải đối diện với những dự báo bi đát trong năm nay.
Cho tới thời điểm cuối năm 2010 này, EU vẫn chưa tìm ra được những biện pháp cụ thể để chặn đứng đà lan rộng của khủng hoảng trong khu vực, dù mới đây nhất trí thiết lập cơ chế an toàn tài chính vĩnh viễn từ năm 2013. Điểm mấu chốt vẫn là mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khối, trong đó nước Đức - quốc gia gánh phần đóng góp nhiều nhất cho các kế hoạch tài chính của Eurozone - không muốn dùng quá nhiều tiền thuế của dân để cứu các nước láng giềng. Một số mắt xích yếu của Eurozone, với nợ công và tỷ lệ bội chi ngân sách cao, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí là Italy được giới quan sát dự báo có khả năng sẽ chịu chung số phận như Hy Lạp và Ireland.
4. 25-40%
Là mức mà nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị gia của Mỹ cho là Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực so với đồng USD để giành ưu thế bất bình đẳng trong thương mại.
Trong năm nay, căng thẳng thương mại và tiền tệ giữa Bắc Kinh và Washington được đẩy lên những nấc cao mới, khiến dẫn tới những mối lo về một “cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu”. Chật vật phục hồi, nước Mỹ muốn Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ tăng của tỷ giá Nhân dân tệ so với USD để tạo cơ hội cạnh tranh tốt hơn cho hàng hóa của Mỹ, đồng thời làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc lập luận rằng, nếu Nhân dân tệ tăng giá mạnh sẽ là một cú sốc đối với các doanh nghiệp và có thể tạo ra làn sóng thất nghiệp ở nước này.
Thậm chí, Bắc Kinh còn “phản pháo” rằng, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của các nền kinh tế phát triển là nguyên nhân dẫn tới dòng vốn nóng chảy vào các nền kinh tế mới nổi, làm gia tăng áp lực lạm phát và các nguy cơ bong bóng tại đây. Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ vào tháng 6 tới nay, nước này mới chỉ cho phép đồng tiền này tăng giá 2,4% so với USD. Giới quan sát dự báo, tốc độ tăng giá của Nhân dân tệ thậm chí sẽ còn chậm hơn trong năm 2011.
5. 2,25 nghìn tỷ USD
Là tổng giá trị các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trên phạm vi toàn cầu trong năm nay. Dữ liệu của hãng Thomson Reuters cho thấy, giá trị M&A toàn cầu tăng 19% trong năm nay, đánh dấu năm tăng đầu tiên kể từ năm 2007. Các thị trường mới nổi đang ngày càng chiếm một thị phần lớn hơn trên thị trường M&A toàn cầu, khi sức mạnh kinh tế của các thị trường này ngày càng gia tăng bên cạnh sự tăng trưởng yếu ớt của các thị trường phát triển. Tổng giá trị các thỏa thuận M&A của các thị trường mới nổi năm nay đạt mức kỷ lục 378 tỷ USD.
Giá trị M&A trong ngành năng lượng tăng 40% trong năm 2010, đạt con số 482 tỷ USD, đưa ngành này trở thành lĩnh vực mà hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Các doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, rất chú trọng các thỏa thuận mua lại các hãng năng lượng nước ngoài trong năm nay.
6. Số 1
Là vị trí mà hãng xe General Motors (GM) của Mỹ thiết lập trong lịch sử các vụ phát hành cổ phiếu đầu ra công chúng (IPO) của thế giới. Đạt trị giá 23,1 tỷ USD, vụ IPO lớn chưa từng có này đánh dấu sự trở lại của GM từ “cõi chết” sau khi hãng xe từng một thời lớn nhất thế giới nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi năm 2009.
Ngoài vụ IPO hồi giữa tháng 11 của GM, thị trường chứng khoán thế giới năm nay còn chứng kiến nhiều vụ IPO “hàng khủng” khác, trong đó phải kể tới vụ phát hành trị giá 22,1 tỷ USD của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) hồi tháng 7 hay vụ phát hành thu về 20,5 tỷ USD của hãng bảo hiểm AIA vào tháng 10. Hồng Kông tiếp tục giữ ngôi vị thị trường IPO lớn nhất thế giới năm nay, khi huy động được 52,8 tỷ USD từ các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu, so với con số 42 tỷ USD của các sàn giao dịch tại Mỹ cộng lại.
7. 5 triệu thùng dầu
Là lượng dầu thô tràn ra Vịnh Mexico kể từ khi xảy ra vụ nổ giàn khoan của BP tại khu vực này hôm 21/4 cho tới khi giếng dầu tràn được bịt lại vào giữa tháng 7. BP ước tính, họ phải chi khoảng 40 tỷ USD để khắc phục sự cố tồi tệ này.
Đây được xem là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới, với chừng 201.000 lít dầu rò rỉ ra Vịnh Mexico mỗi ngày. Vụ việc khiến BP phải đối mặt với vô số đơn kiện, tin đồn phá sản, và rốt cục phải bán tháo tài sản tài nhiều khu vực trên thế giới để có tiền giải quyết vụ việc. Theo kế hoạch, trong 2 năm 2010-2011, BP sẽ phải bán số tài sản trị giá 30 tỷ USD. Cũng vì thảm họa tràn dầu mà BP đã lần đầu tiên chứng kiến thua lỗ sau 18 năm.
8. 10 năm
Là khoảng thời gian mà vàng liên tục tăng giá trên thị trường quốc tế tính tới năm 2010 này. Từ đầu năm tới ngày 20/12, giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tăng 26%, trở thành một trong những kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất trong năm nay. Có nhiều nguyên nhân đẩy giá vàng tăng mạnh trong năm nay, trong đó phải kể tới cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Mỹ, và nỗi lo lạm phát tại các nền kinh tế mới nổi… Đặc biệt, tình trạng mất niềm tin của các nhà đầu tư vào tiền giấy trong bối cảnh các nền kinh tế lớn oằn mình dưới gánh nặng nợ công đã thúc đẩy phong trào gom mua vàng.
Trung Quốc đang có khả năng vượt Ấn Độ để trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong năm nay. Theo thông tin công bố gần đây, Trung Quốc nhập khẩu 209 tấn vàng trong 10 tháng đầu năm, tăng gấp gần 5 lần so với lượng nhập cả năm ngoái. Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ mới đây dự báo, giá vàng sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh ở mức 1.750 USD/oz trong vòng 2 năm tới.
9. Ngày 12/1
Là ngày mà Google khiến cả thế giới “choáng váng” khi tuyên bố ý định rời bỏ Trung Quốc - thị trường tìm kiếm trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Đến cuối tháng 3, Google đã chính thức “khai tử” trang Google.cn do không giải quyết được mối bất đồng với các nhà chức trách Trung Quốc về vấn đề kiểm duyệt nội dung tìm kiếm.
Việc công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới rời bỏ một thị trường màu mỡ như Trung Quốc đã mở ra cơ hội lớn cho những đối thủ khác, đặc biệt là công cụ tìm kiếm “made in China” Baidu. Hiện Baidu đang giữ vững vị trí công cụ tìm kiếm số 1 tại Trung Quốc và khó có một đối thủ nào có thể cạnh tranh được với trang này.
10. 1 tỷ tờ bạc
Là số tờ 100 USD thiết kế mới của Mỹ gặp vấn đề trong quá trình in ấn. Một lỗi hy hữu đã xảy ra khi Washington in ấn tờ bạc 100 USD được quảng cáo là mang đặc điểm an ninh siêu việt nhằm chuẩn bị cho việc phát hành vào đầu năm sau. Theo thông tin từ hãng tin CNBC mới đây, giấy in tờ bạc loại này bị gấp lại trong quá trình in, tạo ra những khoảng trống ngắt quãng trên bề mặt tờ tiền khi in xong. Thông tin này gây chú ý không kém gì việc Bộ Tài chính Mỹ và FED công bố thiết kế mới của tờ 100 USD hồi đầu năm nay.
Tổng mệnh giá của số tiền có chứa những đồng bạc bị lỗi trên lên tới 110 tỷ USD, tương đương hơn 10% lượng cung tiền USD trên toàn cầu. Các nhà chức trách Mỹ hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới lỗi trong quá trình in tiền, nên chỉ còn cách giữ số tiền đã được in trong két cho tới khi tìm được cách để phân loại ra những tờ bạc được in chuẩn và có thể sử dụng.
(NDHMoney)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.